Đau Tinh Hoàn Sau Khi Cương Cứng Là Bị Gì?

Đau tinh hoàn sau khi cương cứng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục. Khiến nam giới lo lắng và băn khoăn liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh lý nam khoa nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé.

Đau Tinh Hoàn Sau Khi Cương Cứng Là Bị Gì?

Đau tinh hoàn ở nam giới sau khi cương cứng là gì?

Đau tinh hoàn sau khi cương là tình trạng nam giới cảm thấy đau nhói hoặc âm ỉ ở tinh hoàn ngay sau khi cương dương. Đây thường là dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp mào tinh hoàn. Trong dân gian, hiện tượng này còn được gọi là “quả bóng xanh” – Thuật ngữ chỉ tinh hoàn bị đau khi nam giới đạt hưng phấn tình dục nhưng không xuất tinh hoặc sau khi cương kéo dài.

Nguyên nhân chủ yếu là do máu tích tụ trong tinh hoàn khi bị kích thích. Đặc biệt, nếu thời gian cương dương kéo dài mà không đạt cực khoái. Điều này tạo áp lực lên tinh hoàn, dẫn đến cảm giác đau. Tuy nhiên, cơn đau thường chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần sau khi nam giới xuất tinh hoặc trạng thái kích thích kết thúc.

Về mặt sinh lý, khi bị kích thích tình dục, các động mạch đưa máu đến bộ phận sinh dục sẽ giãn nở, làm tăng lưu lượng máu để tạo sự cương cứng. Đồng thời, các tĩnh mạch dẫn máu ra khỏi khu vực này bị thu hẹp, giữ máu lại để duy trì cương dương. Sau khi xuất tinh hoặc khi không còn hưng phấn. Các mạch máu trở lại trạng thái bình thường, lưu lượng máu ổn định và cảm giác đau sẽ biến mất.

Đau tinh hoàn ở nam giới sau khi cương cứng là gì?

Nguyên nhân khiến đau tinh hoàn sau khi cương cứng

Hiện tượng này thường xuất phát từ việc lưu lượng máu tăng mạnh. Khiến mô dương vật căng cứng và to ra trong quá trình hưng phấn. Nếu tình trạng này gây đau, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nam giới đang gặp vấn đề sức khỏe cần chú ý.

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, từ tác dụng phụ của một số loại thuốc, chấn thương, nhiễm trùng đến rối loạn hormone. Đáng lưu ý, cảm giác đau khi cương cứng không phải là điều bình thường. Nam giới cần được thăm khám, chẩn đoán kịp thời để phòng ngừa biến chứng.

Giãn tĩnh mạch tinh (Varicocele)

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong bìu (đám rối tĩnh mạch pampiniform) bị giãn rộng bất thường. Khoảng 10–15% nam giới mắc phải tình trạng này. Tương tự như giãn tĩnh mạch ở chân, varicocele có thể phát triển theo thời gian và phổ biến hơn ở bìu bên trái do đặc điểm giải phẫu.

Phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh không gây triệu chứng nặng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây đau. Đặc biệt khi cương dương kéo dài hoặc sau các hoạt động thể lực nặng.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn xảy ra khi ống dẫn tinh ở phía sau tinh hoàn bị viêm. Thường do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ nam giới nào. Gây đau âm ỉ hoặc dữ dội ở bìu, lan ra vùng hạ vị hoặc bẹn.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau và sưng bìu.
  • Da bìu đỏ, ấm và cứng.
  • Đau tăng khi chạm vào hoặc cương dương.

Viêm mào tinh hoàn cấp tính kéo dài dưới 6 tuần. Trong khi trường hợp mãn tính có thể kéo dài hơn nhưng ít gây sưng đỏ.

Viêm tinh hoàn cũng gây đau tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn bị viêm. Gây đau nhức, đặc biệt sau khi quan hệ hoặc xuất tinh. Tình trạng này có thể xảy ra độc lập hoặc kèm theo viêm mào tinh hoàn.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Nhiễm virus (như quai bị).
  • Nhiễm khuẩn qua đường tình dục.

Viêm tinh hoàn nếu được điều trị kịp thời thường sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

Đau tinh hoàn do thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần mô mỡ hoặc ruột chui qua điểm yếu ở cơ bụng. Tạo thành khối phồng ở vùng bẹn hoặc bìu.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cục phồng ở bẹn hoặc bìu, rõ hơn khi ho hoặc gắng sức.
  • Cảm giác đau hoặc nặng vùng bìu, đặc biệt khi cương dương.

Thoát vị bẹn có thể làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn. Gây đau và ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức. Nó xảy ra khi dây thừng tinh bị xoắn, cản trở lưu thông máu đến tinh hoàn.

Triệu chứng nguy hiểm:

  • Đau dữ dội, đột ngột ở bìu.
  • Sưng, đỏ hoặc sẫm màu vùng bìu.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Nếu không được điều trị trong vòng vài giờ, xoắn tinh hoàn có thể gây hoại tử hoặc teo tinh hoàn, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Đau do chấn thương

Tinh hoàn là bộ phận nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi va đập mạnh. Chấn thương có thể xảy ra trong các hoạt động thể thao, tai nạn hoặc sinh hoạt hàng ngày. Dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn sau khi cương.

Triệu chứng sau chấn thương:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài.
  • Sưng bìu hoặc bầm tím.
  • Đau tăng khi cương cứng hoặc vận động.

Chấn thương nghiêm trọng có thể làm rách mô bảo vệ tinh hoàn hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nguyên nhân khác gây đau tinh hoàn

Một số yếu tố khác cũng có thể gây đau tinh hoàn khi cương cứng, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh tiểu đường: Tổn thương dây thần kinh. Ảnh hưởng đến lưu thông máu và cảm giác.
  • Hydrocele: Tình trạng tích tụ dịch quanh tinh hoàn. Gây sưng bìu nhưng thường không đau.
  • Spermatocele: Nang mào tinh chứa dịch. Thường lành tính nhưng có thể gây khó chịu nếu kích thước lớn.
  • Ung thư tinh hoàn: Dù hiếm gặp nhưng ung thư tinh hoàn có thể gây sưng, đau hoặc xuất hiện khối u. Thường xảy ra ở nam giới từ 15–45 tuổi và có thể điều trị nếu phát hiện sớm.
  • Sỏi thận: Cơn đau từ sỏi thận có thể lan xuống tinh hoàn. Gây cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Mặc quần bó sát: Làm tăng áp lực lên vùng bìu. Hạn chế lưu thông máu và gây đau khi cương dương.

Biện pháp phòng ngừa đau tinh hoàn khi cương cứng

Hiện nay, không có phương pháp nào hoàn toàn ngăn chặn tình trạng đau tinh hoàn. Tuy nhiên, nam giới có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giúp giảm đau và chăm sóc tinh hoàn hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ nam khoa:

  • Chườm đá lạnh: Đặt túi đá lên vùng bìu bị đau trong 10–15 phút. Giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau.
  • Ngâm nước ấm: Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm. Giúp thư giãn cơ bắp và giảm áp lực lên tinh hoàn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su và hạn chế các hành vi tình dục thô bạo,… Để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm và chấn thương.
  • Theo dõi sức khỏe sinh lý: Khám nam khoa định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Tạm kết

Tóm lại, đau tinh hoàn sau khi cương có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, việc thăm khám và chẩn đoán kịp thời rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm và giúp điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng.

Để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe nam giới. Quý độc giả vui lòng truy cập hoặc gọi số hotline để được chuyên gia Rizin Nhật Bản hỗ trợ.

Hotline tư vấn nam khoa: 028 3535 9139

Website: https://rizinnhatban.vn

Facebook: Rizin Nhật Bản – Sức Khỏe Phái Mạnh

Chia sẻ bài viết: